Một bài viết khá thực tế của blog Phạm Phú Quảng
Muốn viết bài này lâu lắm rồi mà cứ lần lữa. Vì tôi vốn chẳng có chút kiến thức y học “điện giật” tí nào cả. Chỉ sợ viết xong rồi các đại cao thủ y học “điện giật” lại vào ném cho sưng hết mặt mày!
Nhưng hôm nay vô tình lại được một em gái rất dễ thương kể lại cho cái chuyện “cô đã từng chết” nên tôi quyết định phải viết. Biết đâu sẽ cứu được một ai đó rồi dăm bảy kiếp sau mà may mắn lại kiếm được mấy viên Viagra khi về già(để đái không rớt vào ngón chân) do đã tích được đức từ kiếp trước.
Câu chuyện từ cái miệng rất xinh kể thế này:
Em tuổi rắn, người ta nói rắn phải lột xác mới lớn được. Phải chết vài lần. Cho nên em đã từng một lần chết. Chết thật rồi mà vẫn sống!
Tôi tò mò mới hỏi lại em rằng “Em đã chết thế nào? Anh cũng nghe nói có nhiều người chết rồi sống lại thì có những khả năng đặc biệt như bói toán giỏi, ăn cắp vặt giỏi, hay như ông XYZ sau khi bị chó dại cắn có khả năng ngoại cảm, nói chuyện được với chó… Không biết em có khả năng đặc biệt gì không để anh còn nhờ?”
Em lườm và rằng “Em thì không có khả năng ăn cắp giỏi như người khác, nhưng sau khi sống lại thì em chửi người giỏi hơn”…
Rồi em xoè bàn tay nhỏ nhắn ra chỉ cho tôi một vết sẹo trong lòng bàn tay và kể:
“Hồi đó em còn nhỏ, nhà em có cái bóng đèn sợi tóc treo thấp. Em làm vỡ và vô tình cầm vào bên trong đèn. Em bị điện giật bất tỉnh. Cũng chẳng ai biết bao lâu? Nhưng khi mẹ em biết, rút điện. Thì em đã chết, không thở, tim không đập nữa. Nhà em không mang em đi cấp cứu mà chạy xin đá khắp cả thị trấn về đắp cho em. Mấy giờ sau thì tim đập lại, thở lại…”
***
Có lẽ trong dân gian, những người già không ai lạ gì chuyện này. Nhưng với giới trẻ, những người hằng ngày tiếp cận rất gần với công nghệ, với khoa học tiên tiến lại là chuyện vô cùng xa lạ. Không tin bạn cứ lên Google gõ “Cách sơ cứu người bị điện giật”, hoặc cứ hỏi vị thầy thuốc Tây y nào cả gia đình bạn đang giao tính mạng cho họ mà xem. Tất cả đều rằng:
1. Tách nạn nhân khỏi nguồn điện. (Cái này thực ra đéo cần phải nói. Đứa trẻ con 10 tuổi cũng biết)
2. Đưa nạn nhân đến nơi thoáng. Nới rộng thắt lưng, cổ áo…
3. Nếu nạn nhân bất tỉnh thì hô hấp nhân tạo, ép tim cho tỉnh rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
…
Đã rất nhiều người chết khi nghe theo cách này!
Đó là điều tôi băn khoăn rất nhiều. Vì thực tế tôi đã tìm hiểu và chứng kiến, những vụ bị điện giật nặng nếu theo cách này thì chết hầu hết. Trừ khi nạn nhân đang nợ quá nhiều tiền thì ông trời bắt phải sống mà trả cho bõ nhục!
Vậy sao một vấn đề nghiêm trọng như vậy mà không một ai nghiên cứu? Không một ai phân tích sâu xa rốt ráo ngọn ngành để đưa ra giải pháp cho thật đúng đắn?
***
Tôi làm nghề xây dựng cũng gần 20 năm. Các bạn cứ ngước cổ lên mà nhìn bất kỳ một công trình xây dựng nào đều có dòng chữ rất to “AN TOÀN LÀ BẠN, TAI NẠN LÀ THÙ” hoặc để nịnh mấy anh mũi lõ thì ghi là “SAFETY FIRST”. Và trong các bài học an toàn thì bài học về an toàn điện là rất quan trọng. Công trình nào cũng dùng rất nhiều thiết bị điện.
Tôi vốn rất chú trọng vấn đề an toàn tại công trường. Và việc sơ cứu người bị điện giật tôi cũng đọc rất kỹ, nhớ rất kỹ. Khóa học an toàn nào tôi cũng vểnh tai nuốt ừng ực từng lời vàng ngọc của các cán bộ an toàn cao cấp giảng, hướng dẫn… Trong suốt từ năm 1997 đến 2009 tôi tham gia rất nhiều công trình nhưng chưa bao giờ có tai nạn đáng tiếc xẩy ra tại công trường tôi điều hành chứ chưa nói gì đến chết người. Thế rồi năm 2009 tôi tham gia thi công “Toà thị chính thủ đô Vientian”. Một hôm có một công nhân đang cắt đầu cọc bê tông thì chiếc máy cắt rò điện giật anh này ngã ngồi xuống đất bất tỉnh. Người bên cạnh lập tức rút điện và gọi người cấp cứu. Các công nhân bê anh này lên bờ hố móng. Chỗ đó rất thoáng(đúng như liệu trình sơ cứu). Nới áo, nới quần, quạt và hô hấp nhân tạo cho anh này(cũng đúng y hệt như bác sỹ bảo).
Vài phút anh này choàng tỉnh, nhìn quanh rồi lại lịm đi. Lúc đó tôi vừa tới nơi. Tôi điện thoại hỏi một bác sỹ tôi quen. Được anh này tư vấn cho là tiếp tục hô hấp nhân tạo. Tôi trực tiếp hô hấp và ép tim cho anh này nhưng tim anh cứ đập nhẹ dần và ngừng hẳn. Xe cứu thương đến, các bác sỹ lại tiếp tục hô hấp nhân tạo, ép tim rồi sốc điện lên sốc điện xuống mấy lần. Vẫn không thấy thở. Họ chuyển đi bệnh viện. Và anh này ra đi!
Đó là lần đầu tiên một người công nhân làm tại công trường tôi quản lý chết do tai nạn. Mà lại chết trong tay tôi nên tôi buồn vì chuyện này rất lâu sau. Cũng từ đó tôi càng hay để ý đến chuyện cấp cứu người do điện giật.
Một lần có một anh tổ trưởng tổ công nhân đã lớn tuổi và nhiều kinh nghiệm kể chuyện với tôi rằng mấy hôm trước tại công trường anh làm có một người công nhân bị điện giật bất tỉnh nhưng cứu được. Tôi hỏi anh thì anh bảo là sau khi bị giật, cứ để yên tại chỗ, cho nằm ra thoải mái rồi anh lấy bùn, đất, cát đắp lên người. Tưới nước lạnh lên và cứ ủ thế mấy tiếng sau thì tỉnh.
Tôi hỏi anh là lúc đó người bị nạn còn thở không? Tim có đập không?
Anh trả lời là không hề.
Và anh nói, “Tuyệt nhiên sau khi bị điện giật không được nhấc lên khỏi mặt đất. Cứ để thế mà cứu cho đến khi tỉnh lại. Đừng sợ chết. Và đặc biệt đừng gọi bác sỹ. Gọi bác sỹ là chết chắc!”
Tôi cứ bị chuyện này ám ảnh mãi nên hễ gặp ai là bác sỹ tôi đều hỏi. Và câu trả lời đều giống hệt nhau. Nói chung nói cứ như đài nói. Chẳng ông nào nói đến cái cách dân gian vẫn làm này.
***
Đến năm 2013, khi tôi đang thi công nhà máy đóng tàu SIGMA ở Hải Phòng. Một hôm ngồi ăn trưa tôi thấy đứa cháu tôi(lúc đó làm kỹ sư trắc đạc tại công trường) có một vết sẹo rất to nơi cánh tay. Hỏi thì nó nói là ngày bé con bị điện giật. Tôi mới nhớ ra, đúng là hồi nhỏ thằng này bị điện cao thế giật nổi tiếng cả vùng. Tôi mới hỏi lại ngọn ngành câu chuyện của nó.
***
Hồi nó còn nhỏ, ở núi Tùng Lĩnh, ngã ba Linh Cảm có một tổ chim sáo nằm trên cột điện cao thế 110KV gần đỉnh núi. Nó hay đi chăn bò trên đó. Một hôm thấy mất điện nên nó trèo lên bắt chim. Ai ngờ nó trèo đến nơi thì điện có trở lại… Thằng bé đi cùng thấy thế chạy về nhà nó báo tin nhưng sợ quá nói không ra lời, cả nhà chẳng ai hiểu gì cả. Mãi sau cũng chẳng biết bao lâu(vì không ai chứng kiến) có người trông thấy hô hoán lên thì người ta mới chạy lên trạm điện cao thế báo…
Cắt điện rồi, tay nó vẫn bị gác trên dây điện, chân ngoắc vào trụ sứ. Vắt vẻo trên đó.
Người dân đưa thang ra, cử người trèo lên kiểm tra thì bảo chết ngắc rồi. Họ định ném nó xuống đất.
Rất may chú rể nó là thợ điện trong xã cũng có mặt ở đó. Anh này không đồng ý và trèo lên bế nó xuống. Đặt xuống đất hô hấp nhân tạo…
Không hy vọng gì! Tim mạch hết, tắt thở, nơi bị dây điện chạm vào tay cháy hết thịt tận xương.
Rồi ai đó bày cho đi lấy hết đá lạnh quanh vùng về. Họ lấy đá đắp lên người nó. Khoảng nửa tiếng sau có một cái xe công nông đi ngang qua mới đưa nó đến bệnh viện huyện. Ba ngày sau nó tỉnh lại. Ai cũng nghĩ nó sẽ bị thần kinh và tay sẽ bị liệt. Thế nhưng nó vẫn hồi phục hoàn toàn và còn rất thông minh nữa.
***
Sau đợt đó tôi đã định viết bài này, nhưng vẫn ngần ngại vì mình đúng là chẳng có chút kiến thức gì về “điện giật” ngoài mấy câu chuyện truyền miệng đó. Rồi tôi hỏi thêm người này người nọ, mới biết được có rất nhiều người thoát chết nhờ cách cứu chữa theo dân gian như thế. Và có rất nhiều người không may đã chết khi được cấp cứu đúng cách như bác sỹ dạy, mặc dù bị giật rất nhẹ như người công nhân tôi kể trên.
Hôm nay qua câu chuyện của cô bé đáng yêu kia thì tôi mới quyết định viết bài này cho những ai chưa biết tham khảo.
***
Tôi cũng không hiểu tại sao người ta cấp cứu theo phương pháp dân gian đó lại có hiệu quả đến như vậy? Những ca nặng như cháu tôi mà vẫn sống?
Nhưng tôi tin rằng, một ngày nào đó, nếu con một ông vua đại uy quyền nào đó chết một cái chết lãng nhách là do sơ ý ngoáy mũi bằng dây điện…
Các nhà báo tài ba sẽ khóc than ướt hết các trang mạng…
Các nhà chức trách sẽ vào cuộc…
Một số con tốt sẽ bị quy trách nhiệm…
Các nhà chuyên môn siêu việt sẽ được chỉ định nghiên cứu…
Và chúng ta sẽ được biết chính xác cách cấp cứu người bị điện giật!
***
Riêng tôi chỉ chỉ có một chút suy nghĩ thế này.
Con người ta được sinh ra là do sự tác hợp của các nhân duyên, và sống được trên cõi đời này đều bị chi phối bởi quy luật của Âm Dương. Âm Dương cân bằng thì sống khoẻ mạnh. Mất cân bằng Âm Dương thì bệnh tật. Dương quá, hoặc Âm quá thì thăng!
Thế nên khi một người bị điện giật. Điện là Dương. Bị điện giật là bị thiêu đốt và lúc đó nạn nhân tích đầy năng lượng Dương. Rất nóng!
Cho nên phải hạ thổ xuống đất(đất là Âm), dùng các thứ lạnh như đá, nước(là Âm) đắp lên để cân bằng bớt cái nóng(là Dương) trong người nạn nhân. Năng lượng Dương trong người nạn nhân sẽ xả xuống đất(Cho nên phải để nạn nhân tiếp xúc với mặt đất càng lâu càng tốt). Từ đó nạn nhân sẽ hồi tỉnh.
***
Nhưng đó cũng chỉ là suy đoán của tôi. Viết ra chỉ để bạn đọc tham khảo.
Chỉ có điều nhỡ đâu ai nhờ bài này mà sống sót thì nhớ sau vài chục năm nữa đừng quên mang tặng tôi mấy bịch Viagra. Tôi lười rửa chân lắm!
Hà Tĩnh, ngày 24 tháng 03 năm 2015
Phạm Phú Quảng
*** *** *** *** *** *** *** *** *** *** *** *** *** *** *** *** Trên đây là mình mượn nguyên bài của blog Phạm Phú Quảng,
còn hôm qua 25/11/2015, cạnh nhà có 1 chú sửa truyền hình cáp sctv, trong lúc làm thì bị điện giật. đang trên cột điện cao bị giật điện lưới, may có đai lưng bảo vệ nên chú bị ngất gần 1 phút và treo lơ lững trên cột chứ k bị rớt ( rớt là xác định..) lúc sau chú tự trèo xuống đc rồi nói nhỏ "Cứu cháu với.." . bên cạnh có nhà đang xây nên có đống cát, mình gọi 1 người đi đường khiêng chú lại đóng cát rồi lới thắt lưng, tháo giày rồi phủ cát lên. 10p sau chở xuống tạm xá gần đó tiêm, xoa bóp. may mắn thay chú đã tỉnh lại nhưng người yếu k nói đc, vẫn nhận thức đc bị đau... chuyện là thế đó
mọi người ai có thông tin sự việc gì liên quan đến cách cứu người bị điện giật thì giành chút thời gian để lại đôi lời dưới đây để tất cả rút khinh nghiệm nha. xin cảm ơn nhiều
0 nhận xét: