Album tổng hợp những hình ảnh về thành phố Đà Nẵng xinh tươi, dành tặng cho người ai yêu những nét đẹp xưa.

Album tổng hợp những hình ảnh về thành phố Đà Nẵng xinh tươi, dành tặng cho người ai yêu những nét đẹp xưa.



Loser 외톨이 센 척하는 겁쟁이 못된 양아치 거울 속에 넌 Just a loser 외톨이 상처뿐인 머저리   더러운 쓰레기 거울 속에 난 I’m a 솔직히 세상과 난 어울린 적 없어 홀로였던 내겐 사랑 따윈...




Loser 외톨이 척하는 겁쟁이
못된 양아치 거울 속에

Just a loser 외톨이 상처뿐인 머저리

 더러운 쓰레기 거울 속에 I’m a

솔직히 세상과 어울린 없어
홀로였던 내겐 사랑 따윈 벌써
잊혀 진지 오래 시간 속에
이상은 듣겠어 희망찬 사랑 노래
너나 나나 그저 길들여진 대로
각본 속에 놀아나는 슬픈 삐에로
멀리 와버렸어 I’m coming home
이제 다시 돌아갈래 어릴 제자리로

언제부턴가
하늘 보다 땅을 바라보게
숨쉬기조차 힘겨워
손을 뻗지만 누구도
잡아 주질 않네 I’m a

[GD/승리] Loser 외톨이 척하는 겁쟁이

[GD/승리] 못된 양아치 거울 속에

[GD/승리] Just a loser 외톨이 상처뿐인 머저리

[GD/승리] 더러운 쓰레기 거울 속에 I’m a


반복되는 여자들과의 실수
하룻밤을 사랑하고 뜨면 싫증
책임지지 나의 이기적인 기쁨
하나 땜에 모든 것이 망가져버린 지금
멈출 모르던 나의 위험한 질주
이젠 아무런 감흥도 재미도 없는 기분
벼랑 끝에 혼자 있네 I’m going home
다시 돌아갈래 예전의 제자리로

언제부턴가
사람들의 시선을 두려워만
우는 것조차 지겨워
웃어보지만 아무도 알아주질 않네 I’m a

 Loser 외톨이 척하는 겁쟁이

 못된 양아치 거울 속에

 Just a loser 외톨이 상처뿐인 머저리

 더러운 쓰레기 거울 속에


파란 하늘을 원망하지
가끔 내려놓고 싶어져
I want to say good bye
길의 끝에 방황이 끝나면
부디 후회 없는 채로 감을 있길

Loser
[GD/승리] Loser 외톨이 척하는 겁쟁이

(Woah~)
[태양/GD/승리] 못된 양아치 거울 속에

[GD/승리] Just a loser 외톨이 상처뿐인 머저리

(Loser~ Oh~)
[태양/GD/승리] 더러운 쓰레기 거울 속에 I’m a


Loser
I’m a loser
I’m a loser
I’m a loser


Một kẻ thất bại, một người cô độc
Một tên hèn nhát cố tỏ ra mạnh mẽ
Một thằng tội phạm tầm thường
Nhìn vào tấm gương kia, tôi chỉ
Chỉ là một tên thua cuộc, một kẻ đơn độc
Một gã khờ chỉ biết chịu đựng những tổn thương
Một tên rác rưởi
Trong chiếc gương kia, tôi là
Thật sự thì tôi chưa từng thuộc về thế giới này
Tôi luôn là kẻ đơn độc
Đã quên mất hương vị tình yêu từ rất lâu rồi
Tôi không thể cảm nhận nổi những bản tình ca đầy hi vọng nữa
Cả tôi và em
Đều chỉ là những tên hề đáng thương, được dạy để diễn theo kịch bản viết sẵn
Tôi đã đi quá xa mất rồi
Nhưng tôi đang tìm về mái ấm tình thân
Tôi muốn sống lại thời ấu thơ ngây dại
Không biết tự lúc nào
Tôi đã bắt đầu cúi xuống mặt đất tối tăm nhiều hơn trời xanh bao la
Thậm chí cả thở cũng trở nên thật khó khăn
Tôi đưa tay
Nhưng không ai giữ lấy
Tôi là
Tên thất bại, kẻ đơn côi
Tên hèn nhát luôn chứng tỏ mình mạnh mẽ
Một thằng tội phạm tầm thường
Trong tấm gương kia, tôi
Chỉ là một tên thua cuộc, một kẻ đơn côi
Một gã ngốc nghếch chịu đựng những vết thương lòng
Một thứ rác rưởi không giá trị
Phản chiếu trong gương , tôi là
Bị trói trong vòng tròn lầm lỗi với phụ nữ
Sau tình một đêm nồng cháy
Sớm mai lại chán ghét họ
Và tôi thì chẳng bao giờ chịu trách nhiệm
Với thú vui ích kỉ đó cả
Mội thứ đang dần đổ vỡ
Tôi không thể dừng lại lối sống buông thả này được nữa
Giờ đây tôi gần như vô cảm, chẳng chút thích thú nào
Trơ trọi đứng bên rìa vách đá
Tôi đang trở về nhà
Trở lại những ngày xưa tôi vốn thuộc về
Trong một lúc nào đó
Tôi bắt đầu sợ ánh mắt của người đời
Tôi quá mệt mỏi để rơi lệ
Vì thế luôn gắng gượng mỉm cười, nhưng không ai nhận ra điều đó
Tôi là
Một kẻ thất bại, một gã đơn độc
Một tên hèn nhát luôn giả vờ mạnh mẽ
Một thằng tội phạm tầm thường
Hình ảnh trong gương kia, tôi…
Chỉ là một kẻ thất bại, một kẻ đơn côi
Một tên đần chỉ biết chịu đựng tổn thương
Thứ rác rưởi chảng đáng gì
Trong gương kia, tôi là một…
Tôi chỉ biết oán trách trời xanh trên kia
Có đôi khi tôi chỉ muốn buông xuôi tất cả
Muốn nói lời tạm biệt mọi thứ
Mai kia khi kết thúc việc lang thang trơ trọi ở cuối con đường này
Tôi hi vọng mình có thể nhắm mắt mà không hề tiếc nuối
Một kẻ thua cuộc, một người cô độc
Một tên hèn nhát luôn tỏ ra mạnh mẽ
Một thằng tội phạm tầm thường
Nhìn vào trong gương, tôi…
Chỉ là một kẻ thất bại, một tên đơn độc
Một gã ngu chỉ biết nhận lấy tổn thương
Thứ rác rưởi vô giá trị
Phản chiếu ở trong gương kia, tôi …
Một kẻ thua cuộc
Tôi là một kẻ thua cuộc
Tôi là một kẻ thua cuộc
Tôi là một kẻ thua cuộc

Câu trả lời siêu phũ khiến người đọc không khỏi bất ngờ và không ngừng đọc tới tận cuối cùng. Sau một ngày học tập và làm việc căng thẳng, s...

31 mẩu chuyện siêu phũ khiến bạn "ngã ngửa"
Sau một ngày học tập và làm việc căng thẳng, sẽ chẳng gì thú vị hơn là được đọc những màn hỏi đáp"bá đạo" dưới đây của một facebooker có tên Kiem Duong chia sẻ.
Dù màn hỏi đáp siêu phũ khiến người đọc không khỏi bất ngờ nhưng họ cũng không thể ngừng đọc cho tới tận cuối cùng bởi sự hài hước, dí dỏm của người trả lời.
1. Tiệc tùng với đồng nghiệp về nhà muộn, vợ không cho vào phòng bắt ngủ sofa. Tôi điên tiết quát: "Nhà tôi tôi thích ngủ đâu thì ngủ. Không ngủ sofa đấy, ngủ đất thì đã làm sao!"
2. -"Sao ngồi ăn cơm một mình thế kia?"
- "Chứ nửa mình thì ăn kiểu gì?"
3.- "Hồi ấy sao mẹ lại gả cho bố ạ."
-"Tại bị đui."
- "Sao nhà mình nghèo thế bố."
- "Vì phải chữa mắt cho mẹ mày."
4.-"Rút cục con người sống để làm gì nhỉ?"
- "Chờ chết chứ làm gì."
5. Hôm ấy chui vào toilet hút thuốc với bạn, không ngờ thầy giáo đột ngột bước vào, hỏi chúng tôi đang làm gì. Thằng bạn nhả khói qua cánh mũi, nghiêm mặt đáp: "Em đang tức giận."
6.-"Phải làm sao em mới thích anh hơn đây?"
- "Anh đừng thích tôi nữa, tôi sẽ có thiện cảm với anh hơn đó."
 Phải làm sao em mới thích anh hơn đây?- Anh đừng thích tôi nữa, tôi sẽ có thiện cảm với anh hơn đó. (Ảnh minh họa)
"Phải làm sao em mới thích anh hơn đây?"- "Anh đừng thích tôi nữa, tôi sẽ có thiện cảm với anh hơn đó." (Ảnh minh họa)
7.-"Sao không đến tham dự hôn lễ của mình thế?"
- "Tại có việc bận đột xuất, lần sau nhất định đi mà."
8. -"Người đâu!"
-"Có nô tì."
-"Lui hết ra cho trẫm."
9.- "Mày không bằng cầm thú."
- "Tao không bằng mày ở điểm nào?"
10.- "Cậu nghĩ sao về câu "Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ" in trên vỏ bao thuốc?"
- "Chẳng khác gì khi nhìn vào dòng chữ"Nghỉ hè vui vẻ" in trên vở bài tập hè cả."
11.- "Nếu bị xe tông bay đi 10m, sau khi đứng dậy được, nói câu gì là ngầu nhất?"
- "Xe tiếp theo."
12.- "Sao nhiều đứa xấu xí cứ thích chụp ảnh tự sướng nhỉ?"
- "Thì ngoài bản thân tụi nó ra, đâu có ai muốn chụp tụi nó nữa."
13.- "Yêu từ cái nhìn đầu tiên là cảm giác thế nào nhỉ?"
- "Mở ví lôi pô li me ra nhìn là biết."
14.- "Mãi không có bạn gái, chẳng lẽ yêu cầu của mình quá cao sao?"
- "Đừng ngốc nữa, là người ta yêu cầu cao đó."
15.- "26 tuổi mới bắt đầu học piano có muộn không nhỉ?"
- "Cũng hơi muộn thật, bố mẹ không đánh đòn cậu được rồi."
16.- "Cậu nghĩ nhân vật hư cấu vĩ đại nhất lịch sử là ai?"
- "Con nhà người ta."
17.- "Nếu tình địch và kẻ phản bội cậu cùng ngã xuống sông, cậu sẽ làm gì?"
- "Quay phim lại thi thoảng còn giở ra xem."
18.- "Làm thế nào để nhìn thấu được một người đây?"
- "Đưa người đó đi chụp x-quang."
 Làm thế nào để nhìn thấu được một người đây?- Đưa người đó đi chụp x-quang. (Ảnh minh họa)
"Làm thế nào để nhìn thấu được một người đây?"- "Đưa người đó đi chụp x-quang." (Ảnh minh họa)
19.- "Ngực em bé nhỉ?"
- "Do em di truyền từ bố."
20.- "Yêu điên cuồng là gì?"
- "Cả hai đều xấu đau xấu đớn nhưng lúc nào cũng sợ đối phương bị kẻ khác cướp mất."
21.-"Kẽ răng cậu có rau kìa."
- "Cậu muốn ăn à?"
22.- "Sao chiều nay gọi mà cậu không bắt máy?"
- "Di động mình để chế độ im lặng cả năm nay rồi, có kịp bắt máy hay không hoàn toàn tuỳ duyên số."
23. - "Tại sao tán đổ con gái xong, thái độ con trai lại khác hẳn?"
- "Thi xong cậu có đọc sách nữa không?"
24. Có cậu bạn quanh năm suốt tháng chỉ dùng mỗi một chiếc khăn để lau mặt, lau tóc, lau chân. Tôi không nhịn được bèn hỏi:" Cậu không thấy mất vệ sinh à?"
Cậu ta đáp:" Đều là da thịt của mình, sao lại phân cao thấp hèn sang làm gì."
25. -"Dạo này cậu béo hơn đấy."
- "Mình béo chơi vài ngày thôi, còn cậu thì xấu cả đời."
26.- "Ngây thơ và giả nai khác nhau ở chỗ nào?"
- "Nhan sắc quyết định, xinh thì là ngây thơ, không xinh thì là giả nai."
27. - "Tại sao từ tình bạn có thể biến thành tình yêu, còn tình yêu không thể biến thành tình bạn?".
- "Khăn mặt cũ rồi có thể làm khăn lau bàn được, nhưng ai lại dùng khăn lau bàn để lau mặt chứ?"
28.- "Cậu đã trải qua khoảnh khắc tính mạng bị đe doạ chưa?"
- "Rồi, 20 năm trước, lúc con tinh trùng khác suýt thì đuổi kịp mình."
29.- "Một người chồng tốt thì trong ví luôn có ảnh vợ con đúng không?"
- "Sai, một người chồng tốt thì không cần có ví làm gì."
30. Cô gái nằm trên sofa ăn snack xem phim, chàng trai hì hụi lau nhà. Mệt quá, chàng than:" Sao anh phải lao động khổ sở, còn em thì được thảnh thơi thế kia?"
Cô gái thản nhiên đáp: "Vì em có bạn trai, anh có không?"
31.-"Con gái bọn em mặc áo lót cả ngày mà không nóng à?"
- "Bọn em không mặc thì lại đến lượt con trai bọn anh nóng trong người."

Khi biết được mục đích thế chấp chiếc xe để vay 100 triệu của tỷ phú, nhân viên ngân hàng đã ngã ngửa. Để có thể thành công và có cuộc sống ...

Khi biết được mục đích thế chấp chiếc xe để vay 100 triệu của tỷ phú, nhân viên ngân hàng đã ngã ngửa.

Để có thể thành công và có cuộc sống hưng thịnh, bạn cần phải thông minh và chăm chỉ làm việc. Không có sự thành công nào mà không cần sự chăm chỉ, sáng tạo, nhanh nhạy và có kỹ năng làm việc.
Người đàn ông thế chấp chiếc xe Ferrari trị giá 250.000 USD để vay 5000 USD
Người đàn ông thế chấp chiếc xe Ferrari trị giá 250.000 USD để vay 5000 USD
Đôi khi cuộc sống như một trò chơi cờ vua, bạn phải luôn luôn có những sáng kiến về những bước di chuyển tiếp theo. Câu chuyện thú vị dưới đây sẽ cho bạn thấy người giàu luôn có những ý tưởng đi trước thời đại như thế nào.
Câu chuyện nói về một người đàn ông giàu có đã vay tiền từ ngân hàng 5000 USD (hơn 100 triệu đồng). Ngân hàng đã yêu cầu phải thế chấp tài sản và ông đã dùng chiếc xe Ferrari trị giá 250.000 USD (khoảng 5,5 tỷ đồng) của mình.
Tuy nhiên, điều gây sốc nhất chính là lý do người đàn ông đi vay tiền và thế chấp chiếc xe của mình.
Câu chuyện cụ thể như sau:
"Một người đàn ông tên là Bubba,sống ở Texas đang cần vay một khoản tiền nên đã đến một ngân hàng ở New York. Ông nói với nhân viên ngân hàng rằng mình sẽ đi đến Paris trong 2 tuần để dự hội thảo và cần vay 5000 USD.
Nhân viên ngân hàng cho biết, Bubba cần có tài sản thế chấp để được vay, vì vậy Bubba đã giao chìa khóa chiếc xe Ferrari còn khá mới cho phía ngân hàng.
Sau khi kiểm tra xe, ngân hàng đã đồng ý giữ lại chiếc xe như vật thế chấp và tính lãi suất cho khoản vay của Bubba.
Khi biết được lý do người đàn ông này thế chấp chiếc xe giá trị, nhân viên ngân hàng mới thực sự ngã ngửa (Ảnh minh họa)
Khi biết được lý do người đàn ông này thế chấp chiếc xe giá trị, nhân viên ngân hàng mới thực sự ngã ngửa (Ảnh minh họa)
Sự việc này đã khiến nhiều nhân viên ngân hàng cảm thấy khôi hài vì chiếc xe Ferrari của người đàn ông có trị giá lên tới 250.000 USD.
Ông đã dùng một chiếc xe siêu đắt chỉ để vay 5000 USD. Sau đó, ngân hàng đã đưa chiếc xe của Bubba đến nhà để xe của ngân hàng.
Hai tuần sau, người đàn ông trở lại, trả 5000 USD và lãi suất 23.07 USD. Nhân viên cho vay nói: "Thưa ông, chúng tôi rất vui vì được làm việc với ông nhưng chúng tôi có chút thắc mắc.
Khi ông rời đi, chúng tôi đã tìm hiểu về ông và phát hiện ông là một nhà đầu tư, một tỷ phú trong lĩnh vực bất động sản. Chúng tôi thắc mắc tại sao ông lại phải vay 5000 USD?"
Người đàn ông mỉm cười rồi đưa ra câu trả lời bất ngờ: "Tôi có thể đỗ xe ở đâu khác trong thành phố New York này trong 2 tuần chỉ với 23.07 USD và nó vẫn còn ở đó khi tôi trở về chứ?".

Những đứa trẻ trong gia đình phân biệt mâm trên-mâm dưới sẽ nghĩ gì khi bà chúng, mẹ chúng phải chờ đàn ông "đụng đũa" mới được ă...

Những đứa trẻ trong gia đình phân biệt mâm trên-mâm dưới sẽ nghĩ gì khi bà chúng, mẹ chúng phải chờ đàn ông "đụng đũa" mới được ăn hoặc giữa ngày xuân các bà, các mẹ tuyệt nhiên không được một chén rượu mừng, một lời chúc tụng?...
Tết Việt rườm rà (3): Vẫn còn 'đàn ông mâm trên, đàn bà mâm dưới'!

Người ta hay ví von vui như Tết, ngon như cỗ Tết... nhưng trong đời sống hiện đại nhiều người cũng phải buột miệng kêu khổ vì Tết, mệt như ă...

Người ta hay ví von vui như Tết, ngon như cỗ Tết... nhưng trong đời sống hiện đại nhiều người cũng phải buột miệng kêu khổ vì Tết, mệt như ăn cỗ Tết.
Tết Việt rườm rà (2): Khổ vì ăn!
Tết Việt rườm rà (1): Đàn ông ngày càng ích kỷ?
GiadinhNet - Phong tục chúc Tết là truyền thống ý nghĩa trong đời sống văn hóa Việt nhưng rất nhiều nàng dâu sợ Tết quê chồng vì cảnh hết "chạy sô" đi chúc Tết họ hàng làng xóm lại lao vào bếp lo cỗ bàn trong khi chồng say sưa "chém gió", rượu chè...
Không ăn là... giận!
Nhắc đến Tết, người ta thường nghĩ ngay đến mâm cao cỗ đầy. Có lẽ cũng vì thế mà từ xa xưa dân gian quen gọi là "ăn Tết" thay vì "chơi Tết" hay gì khác. Ngoài mâm cỗ, từ "ăn Tết" gói ghém thêm cả những niềm háo hức của trẻ con, mong ngóng của người lớn khi chuẩn bị những món ăn truyền thống, khi quây quần bên cỗ bài tam cúc hoặc ngủ gật trong lúc chờ bánh chưng sôi...
Những niềm vui giản dị ấy đã làm nên bao cái Tết đầm ấm, hạnh phúc từ thời "đói quanh năm, no ba ngày Tết".Truyền thống của người Việt từ xưa thể hiện qua mâm cỗ ngày Tết là ước mong sự no ấm, thịnh vượng của mỗi gia đình, mọi người, mọi nhà ăn uống không chỉ để no bụng mà trên hết để hiểu được nhiều giá trị cuộc sống.
Ấy thế nhưng trong đời sống hiện đại, mâm cao cỗ đầy nhiều khi chẳng khiến con người gần nhau hơn. Vì sao vậy? Là bởi điều kiện sống bây giờ khác. Ngày nào cũng ăn uống đầy đủ, không phải đợi Tết đến mới được ăn ngon và lý do quan trọng hơn nữa là cả năm quần quật làm lụng với "trăm mối tơ vò" về ngoại giao, công việc, sức khỏe, sức ép đời sống... Tết lại nai lưng ra lo cỗ bàn thì oải lắm, nghỉ ngơi chẳng phải sướng hơn sao? Không hẳn ai cũng nghĩ thế nhưng đó vẫn là mối băn khoăn của nhiều người.
Tết Việt rườm rà (2): Khổ vì ăn!
Chén rượu đầu xuân nhiều khi mang đến những hệ lụy
Một điều không thể phủ nhận đó là không khí Tết bây giờ rõ ràng đã khác xưa. Khác từ trong bếp khác ra. Khác từ lòng người khác lại. Hiếm ai còn cảm giác trông đứng trông ngồi cho con gà cúng khỏi rạn da, dặn nhau nhớ ra vườn lúc tinh sương cắt hoa vào bày lễ hay lắng nghe âm thanh thậm thịch giã giò đếm ngược từng canh đợi Tết.
Một bà nội trợ sống giữa Hà Nội kể cho chúng tôi nghe, ở quê chị, cứ đến ngày "giã giò" là bố mẹ "triệu tập" con cái về để làm cho đủ 4 loại giò theo truyền thống là giò nạc, giò xào, giò mỡ, giò lòng và bày cỗ từ ngày ấy (khoảng 22 tháng Chạp âm lịch) cho đến Tết. Đương nhiên, để biểu trưng cho sự đủ đầy, miếng giò ắt phải dày đến vài đốt tay và con cháu cứ việc ăn cho kì hết. Đừng ai dại dột hỏi "ăn gì mà ăn lắm thế" hay "bày gì mà nhiêu khê thế" bởi đó sẽ bị mặc định là một sự "xúc phạm" đến bản sắc vùng miền.
Tuy nhiên, phía sau bản sắc này còn chứa đựng khá nhiều rắc rối khi con cái, cháu chắt có lỡ trái ý các cụ không thu xếp về đúng ngày "giã giò", thể nào cũng gay to! Dù sao, đó vẫn chỉ là một trong hàng trăm ví dụ về chuyện Tết đến không có mặt, không ăn là giận!
Nhiều nơi, ngày Tết vẫn giữ tập tục dọn cỗ chờ khách, khách đến là ngả mâm ra, mời mọc, chúc rượu. Đương nhiên chẳng ai quan trọng ăn uống mà mời nhau chén rượu xuân thể hiện tình cảm, sự gắn bó nhưng cũng vì quan trọng hóa tập tục này mà nhiều người ngậm ngùi khi bị buộc phải ăn, buộc phải uống, ngày cả chục lượt vì "sợ giận". Và phía sau mâm cỗ giao đãi ấy, ngoài niềm vui, ngoài truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa còn chứa đựng cả những nỗi mệt mỏi, cả nể, đãi bôi xuất phát từ bao đổi thay, áp lực của đời sống hiện đại.
Nhập viện vì ăn
Vào mỗi dịp Tết, một trong những nỗi lo lắng của các gia đình Việt đó là chuẩn bị mâm cỗ sao cho thật tươm tất, thịnh soạn. Tuy nhiên, đôi khi vì lo quá mà hóa ra lại… thiếu. Thiếu ở đây chính là việc ăn uống khoa học, không sa đà vào rượu chè, bia bọt...
Theo thống kê, trong Tết cổ truyền, đa phần người Việt ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ dầu mỡ, uống quá nhiều bia rượu và một trong những hậu quả đó là nhập viện vì rối loạn tiêu hóa, tai nạn giao thông trong những ngày đầu năm mới.
Ai bất đắc dĩ phải vào bệnh viện dịp Tết sẽ không khó để bắt gặp cảnh cha mẹ vạ vật ôm con cấp cứu vì rối loạn tiêu hóa, đón giao thừa trong viện hoặc cảnh sứt đầu mẻ trán vì đụng độ, tai nạn trong hơi men... và người người vẫn thở dài tỏ ra "thông cảm" cho nhau: Ngày Tết ấy mà!
Nói là nói vậy nhưng giờ bảo không bày biện mâm cao cỗ đầy, không "chén chú, chén anh" e rằng... không ra ngày Tết! nên cuối cùng vẫn là ý thức của người. Mà ý thức này đa phần không thoát khỏi quan niệm, phong tục mà đám đông sáng tạo ra từ truyền thống vốn mộc mạc, đề cao giá trị tinh thần của dân tộc.
Tết Việt rườm rà (2): Khổ vì ăn!
Một người mẹ ôm con chờ khám tại bệnh viện dịp Tết
Tết đến xuân về dường như là thời điểm người ta luôn thường trực những lý do để ăn uống, say sưa mà không ai quở trách. Lâu nay, chỉ thấy ai từ chối ăn uống, chúc tụng bị quy là "khinh người", không biết lễ nghĩa, trước sau chứ mấy ai dừng đúc lúc được khen là tỉnh táo, khôn ngoan là tấm gương cần học tập!
Nhiều người từng đưa ra dẫn chứng, không chỉ dịp lễ Tết mà ngay đời sống thường nhật, ở nước ngoài ăn uống khác mình lắm. Trên bàn tiệc, mỗi người được tự do lựa chọn thứ đồ mình thích và có quyền từ chối, gọi thêm đồ khác phù hợp mà khỏi lo bị ai khích bác, chuốc say. Nhưng tập tục, thói quen là thứ khó thay đổi bởi lối suy nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức: "Say sưa nghĩ cũng hư đời/ Hư thời hư vậy, say thời cứ say".
Đã có một nhà văn gọi mùa xuân xứ mình bằng danh từ khá hoa mỹ: Mùa xuân nghiêng! Nhưng từ ngữ đầy ẩn ý ấy chứa đựng bao gánh nặng, mệt mỏi trong cơn ăn uống say sưa được nối dài bất tận. Rõ ràng, truyền thống dân tộc vốn chẳng sinh ra mâm cỗ Tết để bất cứ ai phải kêu khổ vì ăn song sự cổ hủ, lệch chuẩn về văn hóa đã mang đến nhiều hệ lụy! Đối nghịch với hình ảnh ăm ắp, tràn trề cỗ bàn ngày Tết lắm khi là sự cạn kiệt, vô cảm về cảm xúc con người.

Phong tục chúc Tết là truyền thống ý nghĩa trong đời sống văn hóa Việt nhưng rất nhiều nàng dâu sợ Tết quê chồng vì cảnh hết "chạy sô...

Phong tục chúc Tết là truyền thống ý nghĩa trong đời sống văn hóa Việt nhưng rất nhiều nàng dâu sợ Tết quê chồng vì cảnh hết "chạy sô" đi chúc Tết họ hàng làng xóm lại lao vào bếp lo cỗ bàn trong khi chồng say sưa "chém gió", rượu chè...

Phía sau sự lý giải về tập quán vùng miền, phải chăng đàn ông Việt đang ngày càng ích kỉ?
Hãi cảnh đi Tết cả làng!
Nếu như ngày xưa, nhà nhà cả năm trông vào dịp Tết để được ăn ngon, mặc đẹp, có thời gian nghỉ ngơi thăm hỏi họ hàng, làng xóm nên sinh ra nhiều lễ nghi tục lệ thì ngày Tết bây giờ, nhiều địa phương vẫn giữ nguyên các thủ tục bếp núc, lễ lạt có phần cổ hủ khiến ngày Tết thực sự trở thành nỗi ám ảnh không của riêng ai đặc biệt là những nàng dâu với Tết quê chồng.
Một trong những câu chuyện "thật như bịa" là nhiều cặp vợ chồng gốc quê lập nghiệp trên phố từ trước Tết đã liệt kê danh sách những họ hàng cần đi chúc Tết theo tập tục quê mình lên đến 40-50 hộ gia đình.
Ở nhiều làng quê thuộc các tỉnh như Nam Định, Thái Bình... những phong tục như nhận họ hay đi Tết cả làng đã có từ lâu đời và không dễ gì thay đổi, nếu ai có "ý khác" hẳn sẽ nhận được những lời đe nẹt bị bà con họ mạc từ mặt và bố mẹ ở quê có "nhắm mắt xuôi tay" cũng chẳng được yên lòng.
Chia sẻ với Báo Gia đình & Xã hội, chị Đào Thanh Ngọc - một công chức ngành kế toán tại Hà Nội kể về cái Tết "nặng gánh" quê chồng: "Quê chồng tôi là một làng quê có lịch sử lâu đời tại Thái Bình. Trước đây, ngày chúng tôi yêu nhau, chồng tôi từng tự hào kể về tình đoàn kết cộng đồng, truyền thống hiếu học và những phong tục có một không hai là đi Tết họ hàng "năm đời bảy kiếp" theo đúng nghĩa đen.
Ngày ấy chưa trải nghiệm, tôi đã hình dung theo một cách khác, toàn màu hồng, toàn tình nghĩa. Nhưng từ khi nên vợ nên chồng, Tết nào chúng tôi cũng sắm dăm chục lễ đủ kẹo bánh, chè thuốc, rượu bia... cắp con đi từng nhà chúc tụng, mừng tuổi, uống rượu đầu xuân. Hết ngày toàn thân rã rời, con nhỏ mệt mỏi khóc lóc, bố mẹ chồng cằn nhằn vì "chạy sô" không đạt "tiến độ" thì tôi thực sự nản".
Tết Việt rườm rà (1): Đàn ông ngày càng ích kỷ?
Một phụ nữ bế con đợi xe về quê ăn Tết
Bỏ qua khoản quà cáp, lễ lạt tính sơ sơ đã "đứt" mấy tháng lương công chức thì thời gian, công sức mỗi gia đình bỏ ra đi chúc Tết cũng mệt mỏi, căng thẳng không kém. Từ việc tay xách nách mang ôm theo con nhỏ chen chúc trên "chuyến xe bão táp" về quê đến việc những người phụ nữ phải lao đầu vào bếp lo cỗ bàn, chăm sóc con cái trong khi vẫn phải đi chúc Tết khắp lượt. Trời tạnh còn đỡ, cứ lạnh giá, mưa phùn gió bấc sụt sùi thì vợ chồng con cái không "thân tàn ma dại", chành chọe nhiếc móc nhau mới là chuyện lạ!
Và sau tất cả, ai là người phải chịu thiệt thòi? Đương nhiên là những người phụ nữ. Lâu nay, không thiếu những cảnh nàng dâu về quê chồng phát hoảng, phát khóc vì phong tục ăn Tết như hành xác và hở ra sẽ bị chồng hoặc nhà chồng trách móc, điều tiếng.
Phải chăng đàn ông Việt đang ngày càng ích kỉ? Vì kể cả có những ràng buộc đặc trưng về phong tục, gia đình... họ vẫn là người cuối cùng có quyền đưa ra quyết định hoặc chủ động thay đổi những thói quen, tập tục cho phù hợp hoàn cảnh.
Vẫn biết việc chúc tụng họ hàng, làng xóm được ví như sợi dây gắn kết tình cảm, là nguồn cội văn hóa nhưng nếu tất cả không diễn ra với tinh thần tự nguyện, với điều kiện phù hợp thì đôi khi chỉ là sự giao đãi, sợ sệt điều tiếng giữa những con người cả năm chẳng đụng mặt nhau.
Bố mẹ đẻ chạnh lòng
Trong ngày Tết, không ít nàng dâu phải "trực chiến" 100% tại nhà chồng và cái "cán cân sum vầy" của đôi bên gia đình vô tình bị lệch. Tư tưởng "Thuyền theo lái, gái theo chồng" tồn tại bao đời nay trong tâm thức người Việt khiến nhiều người mặc định Tết là Tết đằng nội nên việc chúc Tết bố mẹ đẻ của nhiều chị em phụ nữ thành ra khó ngang… lên trời.
Thế mới có điều tra xã hội trong 100 cặp vợ chồng, chỉ có 2 cặp chịu về quê vợ ăn Tết, chưa đến 1 người vợ cùng ngồi uống rượu xuân với chồng,11 người vợ từng nghĩ đến chuyện ly hôn khi mệt nhoài lo Tết và có đến 26 cặp đôi thường cãi vã vì Tết.
"Bố mẹ mình cũng đẻ, cũng nuôi mình hai mươi mấy năm, ai cũng muốn con cái ở nhà trong ngày Tết, ngày đoàn tụ gia đình. Mẹ chồng muốn con dâu ở nhà thì bố mẹ mình cũng mong con gái vậy" - Đó là tâm tư, trăn trở chung của nhiều phụ nữ khi không được ăn Tết nhà mình. Tuy nhiên, không phải nàng dâu nào cũng đủ "gan" để làm nên một cuộc "cách mạng" ăn Tết đôi bên nên hầu hết vì hòa khí gia đình mà âm thầm nín nhịn.
Một số chị em may mắn hơn được ăn Tết ở quê mình thì ít nhiều vẫn chứng kiến sự đối nghịch giữa Tết quê chồng-quê vợ. Đa phần đàn ông thường chỉ chu đáo với cái phong tục, tập quán quê mình và về Tết nhà vợ, đầy người ung dung như ông kễnh nhờ quan niệm "rể là khách" nên bỏ mặc vợ thui thủi vào bếp, dọn dẹp, nhỡ chồng có uống rượu say thì nghĩa vụ chăm sóc chồng được mặc định như lẽ đương nhiên phải thế! Dường như chẳng mấy khi trong dịp Tết người đàn ông làm được hai việc: Nấu ăn cùng vợ hoặc cảm ơn vợ đã vất vả lo cỗ bàn, phong tục quê mình.
Tết Việt rườm rà (1): Đàn ông ngày càng ích kỷ?
Nhiều người khát khao sự sum vầy đúng nghĩa
Chị Thanh Ngọc cũng không là ngoại lệ. Chị kể, sau khi nhà chồng xong lễ lạt vào mùng 4 Tết thì cả nhà chị mới khăn gói lên đường trở về Hà Nội chúc Tết bố mẹ đẻ. Về đến nơi, ngày Tết thực sự đã kết thúc, anh em họ hàng cũng chẳng nỡ trách móc nếu gia đình không ghé qua thăm hỏi, chúc tụng. Thế là bố mẹ chị - những người ở tuổi "gần đất xa trời" lại phải lăn ra chăm con gái, con rể và đàn cháu đã mệt phờ vì Tết quê.
"Bố mẹ tôi vì xót con, thương cháu nên chưa bao giờ nói nửa lời trách mắng nhưng nhìn vào mắt các cụ tôi hiểu nhận thấy niềm lo lắng, tủi thân. Nhà có hai cô con gái đều gả chồng xa và may mắn lắm thì được về nhà lúc Tết còn rơi rớt hỏi sao không buồn cho được. Cũng có vài lần, lựa lúc chồng vui vẻ, tôi ngỏ ý mỗi năm ăn Tết một quê nhưng ngay lập tức ý nghĩ đã bị gạt phăng đi vì... đi ngược truyền thống! Tôi cũng hoang mang không biết mình còn phải theo truyền thống ấy cho đến bao giờ vì xét ra chẳng có lý gì vì Tết bên chồng mà tôi gần như phải "đoạn tuyệt" với ngày Tết ở nhà mình, ở nơi mình sinh ra lớn lên và gia đình nhỏ cũng đang sinh sống...", chị Ngọc tâm sự.
Tết truyền thống vốn mang ý nghĩa duy trì giữ gìn nét đẹp Việt nhưng trong đời sống hiện đại, nếu không được chắt lọc bớt những phiền hà, mệt mỏi sẽ không còn phù hợp và vô hình đó đang đi ngược với truyền thống, đạo lý bởi không khí hạnh phúc, êm ấm trong nhiều gia đình đang bị lung lay, sứt mẻ.
Bài 2: Tết Việt rườm rà (2): Khổ vì ăn!